Top 10 sách phong thủy cho người mới nhập môn
Nhiều người nghe đến hai tiếng Bát Môn đều ham và muốn học, cũng như nghe nhắc đến tài của Khổng Minh ai nào chẳng khen phục. Khổng Minh là người sáng tác ra quẻ Bát Môn ấy. Cũng lắm ông khó tánh như soạn giả không tin gì lắm, nhưng khi học qua được mới rõ quẻ tuy đơn giản mà ứng nghiệm. Từ trước, lắm ông chỉ chuyên nội quẻ Bát Môn cũng nổi tiếng đó đây, song nói là môn ruột đừng hòng các ông ấy chỉ lại cho ai.
Có người gặp đặng quyển ấy lưu truyền, nhưng vấp phải Hán tự khó Pháp văn chẳng phải chữ đâu nghĩa đó theo lối Việt văn, nên cần phải hiểu rõ lý của nó. Hơn nữa, Hán văn còn bí mật hơn. Cả một bài dài thượt mỗi câu gói ghém đầy bí mật lại chẳng phân câu cho nên một bài mà mỗi lần bạn đọc qua thấy nghĩa mỗi lần mỗi khác nhau. Nên soạn giả giúp đủ tài liệu cho các bạn hiếu kỳ có được môn này trong tay mà kinh nghiệm cho thỏa.
Sách phong thủy hay nhất cho người mới học này gồm có những bài: Bát Môn Đại – Độn Luận, Bát môn phú chưởng, Quẻ diệc: Công danh đắc thành, cầu tái thương mãi khá không? Làm ăn phương xa đắc thất, mất đồ vật tìm đặng không? Xem trai gái đẹp có vợ có chồng chưa? Xem trộm cắp bắt đặng không? Xem bệnh sanh tử nặng nhẹ, ai hành xác? Xem người đi chừng nào về? Xem đến nhà gặp chủ không? Xem đi sông đi biển bình yên không? Coi anh em mất người? Coi cha mẹ mất còn? Coi bổn mạng gia đạo thế nào? Coi 28 vì sao, mưa gió bốn mùa tốt xấu v.v.v…
PHONG THỦY ĐỊA LÝ TẢ AO CHÍNH TÔNG TẬP 1
Phong Thủy Địa Lý Tả Ao Chính Tông Tập 1 viết về nhân vật Tả Ao với phong thủy của ông, bạn đọc sẽ vô cùng thú vị với những gì được viết trong cuốn sách này, tinh thông địa lý, am tường kinh văn và những điều bình thường nhất tồn tại xung quanh chúng ta. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại phong thủy của ông Tả Ao tại các ao làng xưa của Việt nam. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc.
PHONG THỦY ĐỊA LÝ TẢ AO ĐỊA LÝ VI TƯ PHÁP TẬP III
Khoa địa lý là một môn học công phu và bí truyền vì vậy rất ít người được biết và đang có nguy cơ bị thất truyền vì vậy chúng ta phải chữa khuyết điểm đó.
Người xưa với tinh thần dịch lý, chỉ quan sát trực tiếp vào các hiện tượng trên mặt đất, chỗ cao là âm, chỗ thấp là dương, núi là âm, nước là dương, núi và nước đi từ cao xuống thấp, nước có khi đi gần nước cũng có khi đi xa núi, nhưng đến một chỗ nào núi không đi nữa nước không tiếp tục chảy nữa, thì tụ lại một chỗ, làm nên huyệt kết, chỗ đó là chỗ đẹp nhất, chỗ độc đáo nhất của một vùng
Nơi đó núi non, các giải đất toàn vùng, ôm chầu vào nó. nếu chôn xương người quá cố xuống đó, thì xương cốt sẽ ấm áp hơn chỗ khác, con cháu sẽ làm ăn thịnh đạt. Nếu làm nhà trên đó gia đình sẽ giầu có cao sang…
“Phong thủy địa lý tả ao địa lý vi sư pháp” là một trong những cuốn sách phong thủy, tử vi hay nhất sách sẽ giới thiệu tỉ mỉ cách nhận xét các yếu tố đó như thế nào là tốt, thế nào là xấu, qua nhiều kiểu đất khác nhau, để quý vị có thể nắm vững chi tiết trước đó khi ra coi đất trên thực tế…
Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề sau:
Phần 1: Đất kết cao biền
Chương 1: Tổ long tôn long
Chương 2: Huyệt pháp
Chương 3: Hình thế
Chương 4: Đường tâm
Chương 5: Huyền vũ
Chương 6: Chu tước
Chương 7: Long Hổ
Chương 8: Thành quách
Chương 9: Quan quỷ
Chương 10: Thác lạc
Chương 11: Diệu sơn
Chương 12: Vi sư pháp
Chương 13: Huyệt khai khu thần pháp
Chương 14: Táng huyệt pháp
Chương 15: Đấu sát pháp
Chương 16: Phân kim huyệt pháp ca
Chương 17.1: Nói chung các kiểu đất kết tại Việt Nam
Chương 17.2: Tài liệu địa lý của cao biền: kiểu đất kết tại phủ thanh oai Hà đông
Phần 2: Tầm long bộ
PHONG THỦY ĐỊA LÝ TẢ AO TẬP II

Điạ lý tả Ao ra đời, trong đó chúng tôi giới thiệu tập địa lý thứ hai: Dã đàm Tả Ao (Tầm long gia tryền bảo đàm) tức là bộ này. Cuốn sách này luôn nằm trong top những cuốn sách phong thủy hay nhất cho người mới học.
Từ khi xuất bản cuốn thứ nhất cho đến nay, chúng tôi được biết luôn luôn quý vị mong mỏi có cuốn kế tiếp.
1. Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau này nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòngđộc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.
2. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng về phần khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa học địa lý, nên tác giả phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thu bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể làm cho độc giả dẽ nhầm lẫn khi đọc nó. Ngoài ra cũng phải phân biệt chỗ nào quan trong trọng, chỗ nào kém quan trọng, để nhấn mạnh những chỗ quan trọng, chỗ nào kém quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.
3. Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan. Nếu quên thực thể mà trình bày nguyên nhân những gì trìu tượng, vẫn có thể làm độc giả khó nhận chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.
4. Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của dộc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một luc mới thành công.
Do đó tác giả phải dấu những điều tỷ mỷ dễ nhầm lẫn, nhưng thập phần quan trọng vào những câu, những chữ mà chỉ những ai dùng sự tận kỳ đạo mới khám phá ra. Nếu chỉ đọc không, chỉ lãnh hội được phần nào sự diệu ảo của nó và vừa đủ cho kiến thức thông thường về địa lý.
Bộ địa lý tả Ao nặng về mô tả và định nghĩa thì bộ Dã Đàm Tả Ao lại bắt đầu thoát phép mô tả để tiến lên phần luận. Phần luận sẽ làm cho nhiều quý vị mới học ưa thích vì nó như đưa quý vị đến nhiều khía cạnh đặc sắc hơn, nhưng nếu nếu nệ vào nó quá sẽ bị nhầm lẫn, nên một số cac vị chân sư đã muốn chúng tôi bỏ đi. Sau khi suy đi xét lại các vị lại đồng ý là có thể để được, vì nếu học cao hơn, nhất định phải vượt từ mô tả, qua luận, rồi lên đến triết mới hi vọng đạt được cao nhất: ” Khai phóng mà vẫn không sai nhầm” của khoa địa lý. Đạt được đến đây mới thành chân sư của khoa địa lý.
MỤC LỤC:
Phần 1: Dã đàm tả ao
Phần 2: Địa lý gia truyền
Phần 3: Địa lý trị soạn phú
PHONG THỦY ĐỊA LÝ TẢ AO BẢO NGỌC THƯ TẬP IV
Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Tả Ao còn để lại hai bộ sách, đó là: Địa đạo Diễn ca (120 câu văn vần), Dã đàm hay Tầm Long gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: “Phong thủy Địa lý Tả Ao Địa lý vi sư pháp”, “Phong thủy Địa lý Tả Ao Bảo ngọc thư” (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau-2005) và “Dã đàm Tả Ao” (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)”…
Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc.
Khoa Địa lý khởi nguồn từ Trung Hoa có lịch sử hàng ngàn năm, phối hợp thuyết Âm Dương – Ngũ Hành với sự quan sát các thế đất, hình thể các mạch đất cùng dòng chảy của sông, suối, ngòi, lạch mà tìm ra nơi có chứa tụ khí mạch của đất, coi nơi đó là đất kết (đất phát). Người Trung Hoa xưa quan niệm rằng nơi có đất kết âm phần có thể chôn xương người chết, và có thể làm nhà cửa, làng mạc, đô thị nếu là đất kết dương cơ, thì người sống ở đó được thịnh vượng, phát đạt nhờ tụ khí của vùng đất kết đó.
Khoa Địa lý đã được minh chứng kết quả từ hàng ngàn năm nay, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Thật ra, xưa nay, khoa Địa lý có ảnh hưởng lớn lao đến sự thịnh suy của cả một dòng họ nên các thầy Địa lý chân chính rất thận trọng khi chỉ cuốc đất, sợ tổn hao âm đức của mình, và sợ chính kẻ thiếu đức bị hại vì công danh bổng lộc cao mà đức mỏng, nên chỉ bí truyền. Do việc bí truyền của các thầy Địa lý – chỉ truyền dạy kiến thức Địa lý cho con hoặc học trò “ruột” – nên khoa Địa lý chính tông ngày càng mai một.
May sao, trong di sản văn hóa Việt Nam còn có được bộ sách Địa lý của cụ Tả Ao, còn gọi là Địa lý Tả Ao. Sách phong thủy hay nhất cho người mới học này viết tương đối giản dị nhưng súc tích chứ không rắc rối, mông lung như các sách Địa lý của Trung Hoa. Sách Địa lý Tả Ao chính tông nói thẳng đến phần gốc – phần căn bản, giúp cho người đọc, học Địa lý mau tìm được Long Chân Huyệt Đích.
Cụ Tả Ao tên thật là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ sinh vào thời Lê – Trịnh, nhà nghèo, cha mất sớm từ lúc còn nhỏ, mẹ lại mù lòa, cụ phải đến ở giúp việc cho một thầy người Tàu để chữa bệnh cho mẹ. Sau đó, cụ theo thầy về Tàu học thuốc chữa bệnh và khoa Địa lý ở Trung Hoa trong nhiều năm với một thầy Địa lý lừng danh khi cụ chữa lành bệnh mắt cho ông ta. Sau này khi về nước, cụ đã bỏ hơn 40 năm đi thực tế khắp nơi, từ những kinh nghiệm đó cụ đã dốc hết tâm trí viết nên bộ sách Địa lý Tả Ao này. Bộ sách gồm 5 tập:
Địa Đạo diễn ca gồm 120 câu văn vần súc tích.
Dã Đàm Tả Ao
Địa lý gia truyền bí thư đại toàn
Địa lý vi sư pháp
Địa lý trị soạn phú
Sách Địa lý Tả Ao được viết từ căn bản đến chi tiết, rất súc tích nhưng dễ đọc, dễ hiểu. Từ lúc sinh thời, cụ đã được người đời tôn là Thánh Địa lý Tả Ao. Cụ là người Việt Nam đầu tiên đi học khoa Địa lý tận nơi khai sáng khoa này là Trung Hoa và cụ cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách Địa lý còn truyền đến ngày nay.
Cuốn Tả Ao Địa Lý Toàn Thư này được tổng hợp, đúc kết từ toàn bộ tinh hoa các bộ sách Địa lý nói trên của cụ Tả Ao mà soạn giả Cao Trung đã bỏ nhiều chục năm nghiên cứu, nghiền ngẫm, biên dịch, nay xin được giới thiệu đến quý độc giả – những người hôm nay còn quan tâm đến khoa Địa lý.
Tử Vi Tổng Hợp là cuốn sách viết về bói toán tử vi của tác giả Nguyễn Phát Lộc. Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc kho tàng kiến thức bổ ích về bói toán tử vi.
Chương 1: Đối tượng của khoa tử vi
Chương 2: Phương pháp khoa tử vi
Chương 3: Nhận định về triết lý của khoa tử vi
Chương 4: Văn hóa Trung Hoa trong khoa Tử vi
Chương 5: Nhận định về các cung
Chương 6: Nhận định về các sao
DỰ ĐOÁN THEO TỨ TRỤ
Dự Đoán Theo Thứ Trụ là cuốn sách thuộc thể loại sách phong thủy bói toán dành cho người mới học, được viết bởi tác giả Thiệu Vĩ Hoa, hướng dẫn người đọc cách xem tướng số, vận mệnh của con người.
Tứ Trụ còn gọi là Tử Bình hay Bát Tự là một loại thuật số căn cứ vào thiên can địa chi của giờ, ngày, tháng, năm, sinh, để luận ngũ hành hơn kém và theo khí hóa mà dự đoạn vận mệnh con người.
Tương truyền, người đầu tiên phát minh ra Bát Tự là Lạc Lộc, sống vào thời Đường. Từ Cư Dịch và Đào Hồng là hai nhân vật nổi tiếng nhất trong môn số thuật này. Cho đến nay, Tứ Trụ đã được hoàn thiện và trở thành môn học thường nghiệm phục vụ đắc lực cho cuộc sống hằng ngày.
Nội dung cuốn sách gồm:
PHẦN I: Gồm 14 chương
Chương 1: Nhận thức cơ bản
Chương 2: Âm dương ngũ hành
Chương 3: Đặc trưng của tứ trụ
Chương 4: Tứ trụ tam nguyên
Chương 5: Tự trụ nhật nguyên
Chương 6: Tính của thập phần
Chương 7: Tứ trụ bổ cứu
Chương 8: Tứ trụ tuế vận
Chương 9: Thần sát của tứ trụ
Chương 10: Lục thân của tứ trụ
Chương 11: Quý- phú – bần – tiện
Chương 12: Hôn nhân
Chương 13: Ví dụ thực tế về dự đoán
Chương 14: Hỏi đáp về dự đoán
PHẦN II: Gồm 24 chương:
Chương 1: Cơ thể và thông tin
Chương 2: Âm dương ngũ hành
Chương 3: Thiên can
Chương 4: Địa chi
Chương 5: Bảng lục thập giáp tý và những vấn đề khác
Chương 6: Can chi ứng dụng
Chương 7: Luận vận
Chương 8: Cách tính cung số
Chương 9: Luận cát thần
Chương 10: Luận hung sát
Chương 11: Luận thời gian, cách cục, dụng thần
Chương 12: Phụ mẫu
Chương 13: Tổ nghiệp
Chương 14: Anh chị em
Chương 15: Hôn nhân
Chương 16: Tử tức
Chương 17: Tăng đạo
Chương 18: Tài vận
Chương 19: Quan vận
Chương 20: Công danh
Chương 21: Bệnh thương, hung tai
Chương 22: Tính cách
Chương 23: Vận khí
Chương 24: Phép đoán mệnh
DỤNG THẦN BÁT TỰ TRONG NGŨ HÀNH SỐ MỆNH HỌC
Không ít người khi tìm hiểu về “số mệnh học” (Bát Tự) lúc đầu cảm thấy thật đơn giản, dễ hiểu. Nhưng thực ra khi nghiên cứu sâu sẽ thấy nó phức tạp, phải dụng công, trì chí để có thể nắm bắt đầy đủ những yếu tố chủ yếu nhằm luận giải từng mệnh số vừa chính xác, vừa thuyết phục.
Nghiên cứu về số mệnh học,nhà sách online khó nhất là thuật Dụng Thần. Điểm sâu sắc trong nghệ thuật nắm bắt Dụng Thần của Ngũ hành chính là sự biến hóa vô lường, cho nên dù có đọc qua một số tài liệu tham khảo chuyên ngành về phương pháp này nhưng nhiều người vẫn chưa nắm bắt được điểm mấu chốt vì không dựa theo hệ thống chuyên luận mà tác giả sẽ trình bày đầy đủ bằng cách chia hệ thống này thành 5 thành phần “Mạng Mộc, Mạng Hỏa, Mạng Thổ, Mạng Kim, Mạng Thủy” nhằm giải thích một cách cặn kẽ và đơn giản từng Nhật Nguyên (tức 10 Nhật can phối hợp với 12 Nguyệt Lệnh địa chi).
Đặc điểm của sách Dụng thần bát tự (Tái bản) là, thông qua cách học lý luận kết hợp với những dữ liệu được cung cấp cụ thể, bạn đọc sẽ dễ lĩnh hội thông suốt cách nắm bắt và vận dụng, từ từ theo thời gian, những điểm mấu chốt trong môn học này.
LỊCH VẠN NIÊN 1932 – 2050
Sách được trình bày rất dễ tra cứu và chính xác. Bạn có thể tra cứu từ ngày dương lịch sang âm lịch và ngược lại…
Số phận con người cũng như đời sống nhân loại còn nhiều bí ẩn, vẫn là thách thức không dễ gì vượt qua. Trong giới hạn đó, có thể xem thuật giải đoán đời người qua 12 con giáp như là một phương thức tiếp cận “tiền khoa học” của người xưa, từ đó hiểu rõ thêm ý nghĩa văn hóa dân gian của việc gọi tên thời gian theo biểu tượng 12 con giáp.
Phần I: Biểu lịch từ 1932 – 1950 Lịch âm dương Trung Quốc
Phần II: Dự đoán đời người và 12 con giáp
Với mỗi tuổi (tương ứng với con giáp), ta sẽ biết được tài năng, sự nghiệp, tính cách, tài vận và hôn nhân, phúc lộc theo tháng sinh, theo các năm, vận mệnh của năm loại tuổi (tý, sửu, dần, mão…) khi đối chiếu với cuốn sách coi ngày tháng này.